Văn hóa giao tiếp và đàm phán của Mỹ
Xin chào các bạn!
Nhà hùng biện nổi tiếng, chuyên gia giáo dục Lí Yên Kiệt có một câu nói khiến tôi vô cùng tâm đắc:
Trong cuộc đời mỗi con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc….Không thể không cần đến khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói thì bốn bề đều là trở ngại, khó khăn
Có thể thấy việc có được kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ là chìa khóa giúp chúng ta dễ dàng đạt được mục đích trong cuộc nói chuyện đồng thời làm vững chắc mối quan hệ tương quan giữa con người với nhau hay rộng hơn là mối quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc.
Mặc dù hiện nay, cách ứng xử trong giao tiếp và đàm phán dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp và đàm phán ở từng quốc gia vẫn còn là điều vô cùng thú vị. Chính vì vậy ngày hôm nay hãy cùng tôi tìm hiểu ngay văn hóa Giao tiếp và đàm phán của nước Mỹ để cùng khám phá những điều thú vị trong văn hóa giao tiếp và đàm phán của xứ sở cờ hoa này!
Nhắc đến Mỹ là nhắc tới một quốc gia rộng lớn quy tụ những người di cư từ khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy quốc gia này sở hữu một nền văn hoá vô cùng đa dạng. Nhìn chung, văn hoá Mỹ nhấn mạnh quyền tự do và chủ nghĩa cá nhân. Đối với người Mỹ, lợi ích ngắn hạn là thứ mà họ tìm kiếm và thành công cá nhân được xem là thước đo vị trí của một người trong xã hội Mỹ.
Những yếu tố trên đã góp phần hình thành nên Văn hóa giao tiếp và đàm phán của Mỹ. Người Mỹ ưa cách nói thẳng và trực tiếp trong giao tiếp. Đối với họ, ý nghĩa của phát ngôn được hiểu trên chính ngữ nghĩa của từ chứ không phụ thuộc vào bối cảnh giao tiếp hay những tín hiệu văn hoá nào khác. Do vậy, người ta có thể dễ dàng hiểu được những điều người Mỹ muốn nói mà không phải lo ngại rằng vẫn còn những ẩn ý đằng sau lớp vỏ ngôn từ.
Ví dụ, khi thảo luận về việc cải tiến môi trường làm việc, người Mỹ sẽ không ngần ngại đề cập những yếu kém trong thực tiễn quản lý và thẳng thắn đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình mà không sợ làm mất lòng người quản lý.
Chính vì người Mỹ luôn ưa thích nói thẳng và nói thật, họ cũng chờ đợi một thái độ tương tự ở người khác. Khi đàm phán với người Mỹ hay giao tiếp với các đồng nghiệp Mỹ, cần tránh cách nói vòng vo, ẩn ý vì rất có thể họ sẽ không hiểu hoặc hiểu sai.
Giống như chính cái tên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - đất nước này là nơi hội tụ của nhiều loại màu da từ khắp nơi trên thế giới. Và cũng có thể do tính đặc thù trong cơ cấu dân số mà người Mỹ thường được coi là cởi mở, phóng khoáng trong mọi hình thức giao tiếp.
Phong cách ăn mặc của người Mỹ trong đàm phán cũng nghiêm túc, mặc dù ngoài đời họ cũng là những người thích ăn mặc thoải mái. Những trang phục như giày màu đen, tất màu tối, comple màu xanh đen hoặc xám đen được nam giới ưa dùng khi mua sắm đồ công sở. Bộ váy áo công sở lịch thiệp cùng giày cao gót màu đen là những đồ mà phái nữ ưa dùng.
Trong công việc người Mỹ áp dụng triệt để phong cách lãnh đạo tập trung vào công việc. Là một xã hội mang tính chủ nghĩa cá nhân hàng đầu trên thế giới, người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự tự chủ và thành công cá nhân. Người Mỹ tin rằng cá nhân
là trung tâm của thế giới, lợi ích cá nhân quan trọng hơn lợi ích tập thể và nỗ lực của cá nhân là cần thiết để đạt được thành công do vậy họ sẵn sàng đấu tranh cho sự thỏa mãn cá nhân cho dù có phải hy sinh bầu không khí hoà thuận của nhóm.
Nghệ thuật đàm phán của người Mỹ trong các cuộc thương thảo được đánh giá là rất cao và chuẩn mực. Khi người Mỹ muốn được gặp đối tác, trong tay họ đã có sẵn chương trình thực hiện chứ không phải là bản thảo dự án nữa. Chính vì vậy cuộc thương lượng nên diễn ra trong bầu không khí cởi mở và thẳng thắn.
Một nét đặc biệt khác trong giao tiếp và đàm phán của Người mỹ chính là việc hpj không tự ái nếu bạn chen ngang vào câu chuyện của họ bằng những lời đóng góp, phê bình. Họ luôn sẵn sàng để tranh luận đến cùng để chứng minh cho bạn thấy vấn đề mà họ đề cập đến là đúng và có tính khả thi. Và để đạt được kết quả, họ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, mọi nghi vấn của bạn. Bằng nghệ thuật đàm phán điêu luyện của mình, họ rất dễ đi đến thành công.
Trong các cuộc đàm phán với người Mỹ, chuyện mặc cả cũng không là ngoại lệ. Họ cũng có thể sẵn sàng chấp nhận việc thỏa hiệp, tuy nhiên lại đòi hỏi tính trách nhiệm thực thi của đối tác. Tuyệt đối nên tránh nói về các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo tín ngưỡng hay sắc màu dân tộc. Những vấn đề hết sức tế nhị này bạn có thể trao đổi với người Mỹ một khi mối quan hệ của họ đối với bạn đã đến độ thân thiết gần gũi.
Khi đàm phán với người Mỹ các bạn nên nhớ một số lưu ý sau:
Người Mỹ có phong cách ra quyết định cực kỳ nhanh chóng. Những nhà đàm phán Mỹ có lẽ là người ra quyết định nhanh nhất thế giới, vì họ thường tự ra quyết định. Bởi lẽ người Mỹ luôn có sự ám ảnh về thời gian. Họ xem thời gian là một tài sản hữu hình, có thể tiết kiệm, chi tiêu, đánh mất, tìm lại được, đầu tư hoặc phí phạm. Họ luôn muốn đạt kết quả tốt nhất với thời gian ngắn nhất.
Điều này cũng gây ảnh hưởng đến phong cách thuyết trình của người Mỹ. Họ thường có ấn tượng tốt với những bài nói ngắn gọn, súc tích, nhưng chứa đầy thông tin. Họ có thể cắt ngang, để đặt câu hỏi chứ không đợi đến cuối mới nếu thắc mắc.
Chính bởi tính cách độc lập và thẳng thắn nên người Mỹ thích "có sao nói vậy" (say it like it is). Họ đề cao việc trao đổi thông tin thẳng thắn, cởi mở, và thường không nhận thấy rằng người Đông Á và Đông Nam Á có thể bực mình vì lối nói đó. Trái lại, đối với người Mỹ có thể thậm chí nghi ngờ những ai thích nói chuyện kiểu vòng vo, bóng gió. Do vật trong bàn thương thảo, người Mỹ thường nói to hơn những ai đến từ các nền văn hóa đề cao sự kín đáo, dè dặt.
Trên đây là bài thuyết trình của tôi về Văn hóa giao tiếp và đàm phán của Mỹ. Hy vọng đã mang đến cho cô và bạn những kiến thức hữu ích và thú vị về văn hóa giao tiếp và đàm phán của xứ sở cờ hoa này. Xin cảm ơn!
Yêu cầu
1, Nộp bản in ppt + ghi đĩa lên khoa
2, Quay hình, nộp bản mềm
Hiển thị bình luận